Nhà thiết kế Nhật Bản Ai Hasegawa cho rằng, dân số thế giới đang đạt tới ngưỡng gần 9 tỷ người và tình trạng thiếu lương thực – thực phẩm đang ngày trở nên cấp bách, loài người rõ ràng cần một giải pháp ổn định nếu muốn tiếp tục sinh tồn.
Ai Hasegawa minh họa ca sinh nở ra cá mập |
Ý tưởng này được thể hiện qua một trong những dự án gây sốc nhất của Ai Hasegawa mang tên “Tôi muốn sinh một con cá mập”.
“Về mặt di truyền học, chúng ta đã được dẫn dắt một cách bản năng rằng sinh ra một đứa trẻ là cách để duy trì nòi giống. Nhưng chúng ta đang sống trong thời đại mà việc sinh thành và nuôi dưỡng một đứa trẻ trở nên khó khăn hơn nhiều do dân số tăng nhanh, thức ăn cạn kiệt, môi trường ô nhiễm… Bằng cách sinh ra một loài động vật có thể dùng làm thức ăn, chúng ta có thể giúp chúng tránh nguy cơ tuyệt chủng” Ai Hasegawa nói.
Cảm thấy tò mò trước ý tưởng lạ lùng của Ai Hasegawa, trang mạng VICE.com đã liên hệ với cô để tìm hiểu xem liệu ý tưởng này có chút khả thi nào không.
>”Hoàn toàn có thể, và trong tương lai gần thôi”, Ai Hasegawa nói với vẻ tự tin. “Tử cung người phụ nữ có kích cỡ vừa vặn để chứa một bào thai. Tôi đã nói chuyện với một bác sĩ sản phụ khoa về việc làm cho tử cung lớn hơn nưa. Tôi tin rằng con người có thể sử dụng tử cung của mình như một bể nuôi thủy sinh hoặc *g ấp trứng”.
Hình ảnh bào thai là một loại cá trong bụng mẹ. |
Vấn đề thực sự nằm ở chỗ, một phụ nữ muốn mang thai loài động vật nào đó trong tử cung của mình sẽ phải dừng chu kỳ kinh nguyệt và các loại thuốc để thực hiện việc này luôn gây ra những tác dụng phụ vô cùng khó chịu. Như vậy, ứng viên cho trải nghiệm chưa từng có này phải là một phụ nữ “giàu có, độc thân và trên hết, đã mãn kinh”.
Lý giải về sự lựa chọn loài cá mập cho dự án của mình, Ai Hasegawa chia sẻ: “Nghiên cứu chỉ ra rằng cá mập là loài phù hợp nhất. Hơn nữa, chúng đáp ứng mọi tiêu chí của tôi: một loài có nguy cơ tuyệt chủng, vòng đời dài gần với một con người và quan trọng nhất, thịt chúng rất ngon”.
Ai Hasegawa thậm chí còn phác thảo một hệ thống hoạt động bằng cách chia sẻ trạng thái căng thẳng của người mẹ với phôi thai cá mập. Khi người mẹ thấy stress, một thiết bị sẽ đo phản ứng của da và nhịp tim, từ đó, giải mã xem đó có phải là dấu hiệu căng thẳng hay không.
Tín hiệu từ thiết bị sau đó sẽ mô phỏng sự xuất hiện của con mồi để giúp xoa dịu phôi thai cá mập. Đây được xem như một thiết bị huấn luyện giúp cá mập thuận lợi hơn khi trở về với đại dương”.
Sơ đồ cho thấy khả năng mang thai và sinh nở các loài động vật khác của con người. |
Tuy nhiên, con người có thực sự sẵn sàng ăn thịt một con cá mập vừa được sinh ra từ tử cung một người khác? Ai Hasegawa bày tỏ: “Vẫn có một số loài động vật ăn thịt chính con mình. Bản thân chúng ta cũng ăn thịt bê con sau khi chúng được sinh ra từ bụng một con bò. Chúng ta thậm chí giết đồng loại, không phải để làm đồ ăn nhưng những nạn nhân đó cũng từng được sinh ra từ bụng mẹ. Tôi thực sự không nhìn thấy sự khác biệt quá đáng nào”.
Trong trường hợp mang thai và sinh ra một con cá mập, Ai Hasegawa tiết lộ, cô sẽ theo dấu con vật bằng thiết bị GPS. Một khi con cá được đánh bắt và bày bán ngoài chợ, Ai nhất định sẽ mua nó. Đó là cách cô mang loài cá đó vào trong cơ thể mình một lần sau cuối”.
Theo VTC News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét